Ý nghĩa công thức máu, xét nghiệm công thức máu để làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp ý nghĩa của các chỉ số công thức máu trong xét nghiệm máu và một vài lưu ý trước khi xét nghiệm.
Mục Lục
Ý nghĩa công thức máu là gì?
Công thức máu có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn đoán sớm các bệnh như: ung thư máu, thiếu máu, suy tủy và một số bệnh viêm nhiễm khác. Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm các chỉ số bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, cũng như số lượng và tính chất của các tế bào trong máu.
Máu có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng, cung cấp oxi cho cơ thể thông qua xét nghiệm công thức máu bác sĩ có thể kiểm tra các vẫn đề về sức khỏe cho người bệnh.
Xem thêm: Công thức rubik 2×2
Các chỉ số công thức máu bao gồm:
- Chỉ số MCV – Thể tích trung bình của một hồng cầu
- Chỉ số RBC là số lượng hồng cầu trong một đơn vị máu xét nghiệm
- Chỉ số HGB là lượng huyết sắc tố có trong một đơn vị máu, giúp đánh giá tình trạng thiếu máu của người bệnh.
- Chỉ số MCH là lượng huyết sắc tố trung bình có trong mỗi hồng cầu, chỉ số MCH = Hb/RBC, đơn vị tính là picogram (pg).
- Chỉ số HCT là tỉ lệ tổng thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần.
- Chỉ số WBC được hiểu là số lượng tế bào bạch cầu có trong một thể tích máu toàn phần.
- Chỉ số RDW nhằm đánh giá mức độ phân bố kích thước hồng cầu giá trị RDW càng cao thì kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.
- Chỉ số MCHC là nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin có trong một thể tích khối hồng cầu, MCHC = Hb/HCT.
- Chỉ số NEUT là lượng bạch cầu trung tính
- Chỉ số EO là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid.
- Chỉ số LYM là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.
- Chỉ số BASO là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.
- Chỉ số PLT là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.
- Chỉ số MONO là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.
- Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là thông số được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các bệnh viêm do nhiễm khuẩn.
- Chỉ số MPV là chỉ số đánh giá thể tích trung bình của tiểu cầu trong mẫu máu xét nghiệm.
- Chỉ số P-LCR là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu có thể tích vượt quá giá trị bình thường của thể tích tiểu cầu là 12 fL trong tổng số lượng tiểu cầu.
- Chỉ số PDW là độ phân bố tiểu cầu.
Tại sao cần xét nghiệm công thức máu
Khảo sát bạch cầu
Việc khảo sát bạch cầu giúp bác sĩ biết được cơ thể có bị nhiễm trùng hay không, bởi bạch cầu đảm nhiệm chức năng miễn dịch. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bách cầu sẽ phát hiện và tiết ra các chất hóa học để ngăn chặn lây lan và tiêu diệt những vi khuẩn đó, đồng thời bạch cầu cũng sinh ra các loại kháng thể để trung hòa vi khuẩn tránh cơ thể mắc phải bệnh đó một lần nữa.
Trong trường hợp xét nghiệm mà bạch cầu tăng cao thì cho thấy mức độ bệnh đang rất nghiêm trọng, trường hợp này bạch cầu không thể tiêu diệt được hết vi khuẩn, virus. Ngược lại nếu người bệnh xét nghiệm mà chỉ số bạch cầu không tăng thì chỉ sau một vài ngày là bệnh sẽ tự thuyên giảm mà không cần uống thuốc.
Xem thêm: Công thức rubik 3×3
Khảo sát hồng cầu
Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, việc xét nghiệm và đo lượng hemoglobin trong hồng cầu giúp bác sĩ chẩn đoán cơ thể có bị thiếu máu hay không, dựa vào các hình dạng hồng cầu có thể chuẩn đoán được nguyên nhân gây thiếu máu.
Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em suy dinh dưỡng, ăn uống kém thường mắc phải tình trạng hồng cầu nhỏ còn được gọi là thiếu sắt. Những người thiếu máu thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó thở, chóng mặt hoặc huyết áp thấp.
Trên đây là những thông tin về ý nghĩa công thức máu, hy vọng qua bài viết bạn đã có được những thông tin hữu ích để hiểu hơn về cơ thể và chăm sóc cơ thể tốt nhất.