Đã bao giờ bạn thắc mắc Điều dưỡng và Y tá có phải là một không? Điều dưỡng khác Y tá chỗ nào chưa? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên.

Mục Lục

Khái niệm Điều dưỡng và Y tá

Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng viên là những người thực hiện các công việc chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh bao gồm: Theo dõi, kiểm tra, động viên tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh từ ban đầu cho đến khi phục hồi.

Để có thể trở thành một Điều dưỡng viên chuyên nghiệp, có đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn, cũng như đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong hệ thống Y tế hiện đại ngày nay thì người học cần phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản và chuyên sâu.

Y tá là gì?

Y tá là những người thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh và thực hiện công việc theo Y lệnh của Bác sĩ trước khi có sự xuất hiện của Điều dưỡng viên.

Không giống như Điều dưỡng, Y tá không được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp mà thường chỉ cần trải qua khóa đào tạo sơ cấp là có thể bắt đầu công việc.

Điều dưỡng và Y tá có phải là một không?

Dieu-duong-va-Y-ta-co-phai-la-mot-khong

Điều dưỡng và Y tá có phải là một không?

Ngành Y tế là một lĩnh vực đa dạng và luôn có sự phân chia rõ rệt giữa các vị trí và mô tả công việc. Tuy nhiên sự phân công công việc giữa Điều dưỡng và Y tá đều nằm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khiến nhiều người nhầm tưởng chúng giống nhau. Nhưng thực tế cho thấy rằng cả hai đều có nhiều sự khác biệt quan trọng.

Trước đây ngành Y tế thường chỉ có hai vị trí công việc là Bác sĩ và Y tá. Nhưng hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực Y tế, người Điều dưỡng viên có vai trò quan trọng hơn, vượt xa khỏi những công việc truyền thống của Y tá.

Với sự hiểu biết sâu rộng về Y học, Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân một cách có tổ chức và chiến lược hơn, họ được phép đưa ra các quyết định chăm sóc độc lập cho người bệnh. Họ thực hiện từ công việc xây dựng kế hoạch chăm sóc đến việc quản lý hồ sơ cho bệnh nhân.

Trong khi đó, Y tá chủ yếu thực hiện công việc chăm sóc cơ bản cho bệnh nhân, thực hiện các thủ tục cơ bản dưới sự hướng dẫn của các Bác sĩ và Điều dưỡng.

Tóm lại, mặc dù Điều dưỡng và Y tá đều có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân nhưng chúng vẫn là hai vị trí công việc riêng biệt không thể tráo đổi và mỗi vị trí lại đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn riêng.

Điều dưỡng khác Y tá chỗ nào?

Về bản chất Điều dưỡng và Y tá là giống nhau vì đều có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Nhưng họ sẽ đảm nhận những vị trí, nhiệm vụ và thời gian đào tạo khác nhau.

Bảng so sánh Điều dưỡng khác Y tá chỗ nào:

Tiêu chí  Y tá Điều dưỡng
Hệ đào tạo Sơ cấp
Trung cấp – Cao đẳng – Đại học – Hệ sau đại học
Thời gian đào tạo 9 – 18 tháng 2 – 4 năm
Nhiệm vụ công việc Thực hiện theo y lệch của Bác sĩ Thực hiện theo y lệnh của Bác sĩ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác nhau trong hệ thống Y tế.

Nhiệm vụ công việc   Thực hiện theo y lệch của Bác sĩ     Thực hiện theo y lệnh của Bác sĩ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhiều bộ phận khác nhau trong hệ thống Y tế.

Về thời gian đào tạo

Điểm khác biệt to lớn nhất của Điều dưỡng và Y tá chính là thời gian đào tạo. Y tá thường chỉ hoàn thành chương trình sơ cấp với thời gian từ 9 – 18 tháng. Thậm chí trong chiến tranh, Y tá chỉ được đào tạo trong 3 tháng theo hình thức cầm tay chỉ việc là có thể thực hiện nhiệm vụ của mình.

Còn với hệ đào tạo Điều dưỡng thì đa dạng và bao quát hơn, Trung cấp kéo dài trong 2 năm, Cao đẳng kéo dài 3 năm, Đại học kéo dài 4 năm và Sau đại học, bao gồm Chuyên khoa I, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Về nhiệm vụ

Trong ngành Y tế, Y tá thường giữ vai trò hỗ trợ cho Bác sĩ trong việc kiểm tra và ghi nhận tình trạnh sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình khám và chữa bệnh. Phần nhiều, Y tá là người truyền đạt các thông tin khám chữa bệnh từ Bác sĩ đến cho bệnh nhân.

Khác biệt với Y tá, Điều dưỡng tập trung vào việc chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Quá trình đào tạo chuyên sâu nên họ có khả năng hỗ trợ trực tiếp trong việc chữa bệnh, cải thiện sức khỏe, và nâng cao chức năng giúp bệnh nhân hồi phục tốt nhất.

Về yêu cầu công việc

Y tá thường chỉ nắm bắt các kiến thức cơ bản trong ngành y, bởi họ chủ yếu thực hiện các công việc theo chỉ dẫn của các Bác sĩ. Ngược lại với Điều dưỡng vừa đảm bảo trình độ chuyên môn, vừa phải nắm vững kiến thức từ nhiều chương trình khác như tâm lý học, khoa học hành vi, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý tình huống.

Dieu-duong-khac-Y-ta-cho-nao

Điều dưỡng khác Y tá chỗ nào?

Điều này là rất quan trọng bởi trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân, không phải bệnh nhân nào cũng dễ dàng hợp tác ngay từ đầu. Chính vì vậy mà sở hữu các kiến thức và kỹ năng khác sẽ giúp Điều dưỡng viên thực hiện công việc của mình một cách linh hoạt và có hiệu quả.

Học ngành Điều dưỡng ở trường nào đảm bảo chất lượng?

Hiện nay nhiều bạn trẻ muốn theo học ngành Điều dưỡng nhưng chưa biết nên chọn trường nào đào tạo uy tín, chất lượng, đảm bảo cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Nhắc đến các trường đào tạo ngành Điều dưỡng thì hiện nay có rất nhiều trường đào tạo, nhưng những trường vừa có bề dày kinh nghiệm vừa có chất lượng đào tạo vượt bậc thì có thể kể đến một vài tên trường sau đây:

  • Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
  • Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
  • Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức
  • Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh
  • Trường Cao đẳng Công Nghệ Y – Dược Việt Nam
  • Trường Y Dược Tôn Thất Tùng

Các trường tuyển sinh Điều dưỡng Cao đẳng với điều kiện xét tuyển thẳng thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Sau khi hoàn thành xong chương học, sinh viên sẽ được cấp bằng Cao đẳng Điều dưỡng chính quy và được lựa chọn nhiều vị trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của bản thân như: Điều dưỡng viên tại các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân hoặc có thể tự mở dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Như vậy với những chia sẻ ở bài viết này, bạn đọc có thể nắm rõ và phân biệt được Điều dưỡng khác Y tá chỗ nào. Hy vọng bạn đọc đã có được thông tin hữu ích trước khi có quyết định lựa chọn ngành học cho mình. Chúc bạn thành công.

Facebook Comments Box
Rate this post

Bài liên quan