Công thức kinh tế vĩ mô là gì? Kinh tế vĩ mô đóng vai trò gì trong hoạt động kinh tế toàn cầu. Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh tế vĩ mô là gì mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Mục Lục

Công thức kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế vĩ mô là nghiên cứu, phân tích các hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc toàn cầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, tiêu dùng và kinh tế tổng thể của một quốc gia.

Các nghiên cứu này nhằm đưa ra các chính sách để cải thiện kinh tế, đồng thời nghiên cứu các nguyên nhân, hậu quả của các biến động của thị trường đối với quốc gia. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô bao gồm đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định đảm  bảo kinh tế phát triển bề vững của một quốc gia.

Công thức tính kinh tế vĩ mô

Công thức tính kinh tế vĩ mô

Xem thêm:

Công thức tính tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP là tổng thu nhập và tổng sản lượng của nền kinh tế, được đánh giá thường xuyên về mức độ tăng trưởng hiệu quả của kinh tế.

GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ + Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Trong đó: 

  • Tổng giá trị tăng thêm là tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước trong một khoảng thời gian.
  • Thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ là thuế được thu khi hàng hóa hoặc dịch vụ được nhập học vào quốc gia từ nước ngoài.
  • Thuế giá trị gia tăng là thuế được áp dụng trên giá trị gia tăng của các hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất và phân phối.

Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức độ của giá tiêu dùng, là chỉ số tính theo phần trăm mức thay đổi của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Công thức CPI dùng để đo mức giá và lạm phát, khi đồng tiền mất giá thì GDP cũng khó đánh giá chỉ số tác động đến nền kinh tế.

CPI = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ/ Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở * 100%

Trong đó:

  • Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ là tổng chi phí để mua hàng hóa tiêu dùng trong thời kỳ cụ thể CPI đang tính toán.
  • Chi phí để mua giỏ hành hóa kỳ cơ sở là tổng chi phí để mua cùng một giỏ hàng tiêu dùng trong một năm.

Công thức cung ứng tiền tệ

Cung ứng tiền tệ là lượng tiền còn tồn lại trong một quốc gia hoặc nền kinh tế nhất định, tốc độ thay đổi của cung ứng tiền tệ tỷ lệ thuận với lạm phát.

M2 = M1 + Chuẩn tệ

Trong đó:

  • M1 là tổng lượng tiền mặt vào ngân hàng thương mại
  • M2 bao gồm M1 và các loại tiền gửi có kỳ hạn nhỏ

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sư tăng giá chung của tất cả các loại hành hóa dịch vụ trong một thời gian dài, đi kèm nó là sư mất giá trị của đồng tiền. Đối với nền kinh tế đồng tiền mất giá thì nhu cầu của thì trường sẽ bị ảnh hưởng và đảo lộn.

Tổng sản phẩm GDP trên cả nước

Tổng sản phẩm GDP trên cả nước

Tỉ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là tỉ lệ giữa một đơn vị tiền tệ của một quốc gia này so sánh với một quốc gia khác. Sự thay đổi của hối đoái sẽ giúp các nhà kinh tế xác định được sự tăng giảm, lên xuống của đồng tiền. Tỷ giá hối đoái được phản ánh qua cá nhu cầu trao đổi của hoạt động kinh tế giữa các nước.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô giúp đánh giá được các hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc toàn cầu vì thế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô bao gồm:

  • Thu nhập quốc gia
  • Sản lượng kinh tế
  • Tiêu dùng hàng hóa
  • Lạm phát
  • Tỷ lệ thất nghiệp
  • Đầu tư
  • Tài chính đa quốc gia
  • Buôn bán đa quốc gia

Mục tiêu chung kinh tế vĩ mô của các quốc gia là giúp đạt tăng trưởng kinh tế bền vững ổn định. Nghiên cứu và kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định giá cả thông qua các chính sách tiền tệ và chính sách ngân hàng. Kinh tế vĩ mô hướng tới việc duy trì cân bằng giữa cung cầu trong nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Qua bài viết chúng ta có thể thấy kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng, hy vọng với những chia sẻ về kinh tế vĩ mô trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các khái niệm và công thức trong nền kinh tế này.

Facebook Comments Box
Rate this post

Bài liên quan