Công thức ancol là gì? Cấu tạo và tính chất hóa học của ancol như thế nào, được điều chế và ứng dụng trong cuộc sống ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục

Công thức ancol là gì?

Ancol có tên gọi khác là rượu, là một tổ hợp chất hữu cơ chưa nhóm chức -OH gắn với một nguyên tử cacbon no gốc của hidrocacbon.

Ancol có công thức tổng quát là:

  • CxHyOz ( Trong đó x, y, z thuộc N*; y chẵn và 4=< y =< 2x + 2, z =< x ): thường sử dụng khi viết phản ứng cháy.
  • CxHy(OH)z hoặc R(OH)z: thường dùng trong viết phản ứng xảy ra ở nhóm OH
  • CnH2n+2-2k-z(OH)z ( trong đó k là số liên kết pi + số vòng, còn n, z là các số tự nhiênn với z =< n ): thường sử dụng khi viết các phản ứng cộng H2, Br2 khi biết được số chức, no hay không no,..

Tính chất của ancol

Tính chất vật lý:

R-OH tạo liên kết hidro nên nhiệt độ sôi của ancol cao hơn các dẫn xuất của hydrocarbon có khối lượng phân tử tương đương.

  • Công thức: R-COOH > R-OH > RNR’ > R-COO-R’ > R-CO-R’> R-CHO > RX > R-O-R’ > RH
  • Tương đương: Axit >  ancol >  amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > hidrocacbon CxHy
  • Khối lượng phân tử càng cao thì nhiệt độ sôi càng lớn.
  • Độ phân cực của liên kết: liên kết ion > liên kết cộng hóa trị có cực > liên kết cộng hóa trị không cực.
  • Số liên kết hiđro: càng nhiều liên kết hidro thì nhiệt độ sôi càng cao.
Tính chất của ancol

Tính chất của ancol

Xem thêm: Công thức rubik tam giác

Độ tan của ancol tùy thuộc vào số nguyên tử C trong phân tử:

  • C1-C3: tan tốt trong nước
  • C4-C7: tan 1 phần trong nước
  • C8 trở lên: không tan trong nước
  • Từ C1 đến C12 ancol là chất lỏng, từ C13 trở lên ancol là chất rắn.

Tính chất hóa học: 

  • Ancol phản ứng Ancol + Na

 R(OH)z + zNa → R(ONa)z + z/2H2

– Ancol hầu như không phản ứng được với NaOH mà ngược lại natri ancolat bị phân hủy hoàn toàn.

 R(ONa)z + zH2O → R(OH)z + zNaOH

– Nếu cho ancol phản ứng với Na thì ngoài phản ứng của ancol còn có phản ứng của H2O với Na.

– Số nhóm chức Ancol = 2.nH2/nAncol.

  • Ancol phản ứng với axit: 

– Ancol phản ứng với axit vô cơ HX (Ancol + H2SO4, Ancol + HCl)

 CnH2n+2-2k-z(OH)z + (z + k)HX → CnH2n + 2 – zXz + k

– Ancol phản ứng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa)

 ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O

 yR(OH)x + xR’(COOH)y ↔ R’x(COO)xyRy + xyH2O

  • Phản ứng tách nước (đề hiđrat hóa):

– Tách nước từ 1 phân tử ancol tạo anken của ancol no, đơn chức, mạch hở.

 CnH2n+1OH → CnH2n + H2O (H2SO4 đặc, >1700C)

– Điều kiện của ancol tham gia phản ứng: ancol có Hα.

– Các phản ứng tách nước đặc biệt:

 CH2OH-CH2OH → CH3CHO + H2O

 CH2OH-CHOH-CH2OH → CH2=CH-CHO + 2H2O

– Tách nước từ 2 phân tử ancol tạo ete

 ROH + ROH → ROR + H2O (H2SO4 đặc; 1400C)

 ROH + R’OH → ROR’ + H2O (H2SO4 đặc; 1400C)

Có những loại ancol nào?

  • Ancol no.
  • Ancol không no.- Ancol thơm ( phân tử có vòng benzen ).
  • Ancol đơn chức.
  • Ancol đa chức.
  •  Ancol còn được phân loại theo bậc ancol

Ứng dụng của ancol trong cuộc sống

Ứng dụng của ancol trong cuộc sống

Ứng dụng của ancol trong cuộc sống

Xem thêm: Công thức ADN

Ancol còn được gọi là rượu có ứng dụng rất nhiều trong các ngành lĩnh vực khác nhau:

  • Dung môi dùng trong công nghiệp do có khả năng hòa tan nhiều loại chất. Được sử dụng để chiết xuất rinh dầu và các hương liệu thực phẩm, được sử dụng nhiều trong sản xuất dươc mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
  • Ancol được dùng trong sản xuất nhiên liệu, giúp làm giảm khí thải gây hại.
  • Sản xuất đồ uống có cồn: Ancol là thành phần chính trong đồ uống có cồn, bia, rượu được sản xuất qua quá trình lên men.
  • Sử dụng làm chất tẩy rửa: là chất tẩy rửa hữu ích do khả năng hòa tan các chất trong nước và tan trong dầu, giúp làm sạch các mảng bám và dầu mỡ.

Mặc dù ancol có rất nhiều công dụng hữu ích nhưng nó cũng rất dễ cháy gây nguy hiểm, khi tiếp xúc nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa an toàn và phải được sử dụng theo quy định và hướng dẫn cụ thể.

Trên đây là những thông tin cơ bản về công thức ancol là gì và một số những ứng dụng của ancol trong cuộc sống, hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.

Facebook Comments Box
Rate this post

Bài liên quan