Trong bảng đơn vị đo khối lượng, đa số người ta thường sử dụng các đơn vị tấn, tạ, yến, kilogam hoặc gam. Ít khi người ta sử dụng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn gam. Vậy đơn vị nhỏ hơn gam là đơn vị nào, cách quy đổi như thế nào?

Mục Lục

1. Gam (g) trong bảng đơn vị đo khối lượng

Như chúng ta đã biết: Bảng đơn vị đo khối lượng được thiết lập theo quy tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái qua phải. Đặc biệt lấy đơn vị đo khối lượng kg (kg) là trung tâm để quy đổi ra các đơn vị khác hoặc ngược lại.

Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.

Lớn hơn ki – lô – gam Ki – lô – gam Bé hơn Ki – lô – gam
Tấn Tạ Yến Kg Hg Dag G
1 tấn

= 10 tạ

= 1000 kg

1 tạ

= 10 yến

= 100 kg

1 yến

= 10 kg

1 kg

= 10 hg

= 1000 g

1 hg

= 10 dag

= 100 g

1 dag

= 10 g

1 g

 

 

Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gram, người ta thường dùng những đơn vị: tấn, tạ, yến.

Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta thường dùng các đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.

Đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn gam

Đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn gam

Xem thêm: Đơn vị đo khối lượng riêng là gì, công thức tính khối lượng riêng

Gam hay còn gọi là gờ ram, cờ ram, đây là đơn vị đo lường khối lượng. Theo hệ thống đo lường quốc tế SI, gam là đơn vị suy ra từ kg.

Bạn đã biết 1 kg = 1000 gam. Theo thứ tự theo quy chuẩn chung dưới gam sẽ có các đơn vị đo nhỏ khác đó là Decigam, Cg và Miligam. Đơn vị đằng trước sẽ gấp 10 lần đơn vị đằng sau. Ta xác định được như sau:

1 gam = 10 decigam = 100 cg = 1000 mg

Như vậy, đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn gam là dg, cg hay mg. Chúng được dùng để đo những vật cực nhỏ mà ở một số ngành nghề đòi hỏi phải đạt độ chuẩn xác với từng mg. Nhất là liên quan tới kim loại quý như vàng, thì quá trình phân kim đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối, bởi mỗi mg dù rất nhẹ nhưng vô cùng quý giá, mà đòi hỏi thợ kim hoàn phải dùng tới cân điện tự cực chính xác.

đơn vị đo khối lượng mg

Ví dụ về đơn vị đo khối lượng mg

Click ngay: Bảng đơn vị đo khối lượng và hướng dẫn cách quy đổi

2. Ví dụ bài tập áp dụng quy đổi đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn gam

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

500 gam = …. mg                           100 gam = … cg               700 gam = … mg

10 decigam  = … mg                   120 cg = … mg

Dạng 2: Các phép tính toán với đơn vị đo khối lượng

500 gam + 200 decigam  = ?

230 decigam + 100 gam =?

500 gam x 2 =?

1855 mg : 5 =?

Dạng 3: So sánh

600mg và 60 cg

6 decigam và 7000 mg

Trên đây là tổng hợp các đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn gam, hướng dẫn cách quy đổi và một số ví dụ áp dụng cụ thể. Chúc các bạn áp dụng quy đổi thành công.

Facebook Comments Box
4.3/5 - (13 bình chọn)

Bài liên quan