Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Vậy là thế nào để đọc các chỉ số xét nghiệm máu và hiểu được ý nghĩa của các kết quả xét nghiệm máu. 

Mục Lục

1.Xét nghiệm máu để làm gì ?

Xét nghiệm máu là xét nghiệm khá đơn giản và thường gồm các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm công thức máutoàn phần: xác định các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu từ đó giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu như thiếu máu, suy tủy, ung thư máu hay cảnh báo sớm các bệnh lý viêm nhiễm khác
  • Xét nghiệm đường huyết: giúp xác định nồng độ đường trong máu để chẩn đoán và theo dõi điều trị trong bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu: giúp xác định hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
  • Xét nghiệm men gan: bao gồm men ALT (còn gọi là SGPT) và men AST ( còn gọi là SGOT) những enzym được giải phóng khi có tổn thương tế bào gan. ALT có chủ yếu trong gan, còn AST không chỉ trong gan mà còn có ở cơ tim, cơ vân, tụy, thận, não, ..Vì vậy, nồng độ ALT đặc hiệu cho các tổn thương ở gan hơn so với AST. Giá trị bình thường của AST là 9 đến 48 và ALT là 5 đến 49.

Xét nghiệm máu để làm gì ?

2. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

2.1. Ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein và được lọc qua cầu thận để đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các bệnh lý về thận. Giá trị bình thường: 2,5 – 7,5 mmol/l

Tăng trong các bệnh lý như viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, suy tim sung huyết, mất nước do sốt cao, tiêu chảy,…Ure máu giảm do chế độ ăn ít protein, truyền nhiều dịch, suy giảm chức năng gan dẫn tới giảm tổng hợp ure.

>>>> Tham khảo thêm: Chỉ số AST trong máu là gì, chỉ số AST cao nói lên điều gì?

2.2. Creatinin huyết thanh

Là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatinin phosphat ở cơ và được lọc hoàn toàn qua thận. Chỉ số creatinin huyết thanh được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị bình thường đối với nam là từ 62 – 120 mmol/l và nữ là từ 53 – 100 mmol/l.Creatinin huyết thanh tăng trong bệnh lý suy thận, gout, cường giáp,..; giảm trong trường hợp phụ nữ có thai, teo cơ, liệt, sử dụng thuốc chống động kinh,…

2.3. AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT

Các chỉ số AST, ALT, GGT được dùng để đánh giá các bệnh về gan như viêm gan cấp, mạn, tổn thương nhu mô gan (viêm gan siêu vi trùng, viêm gan do uống rượu…) Giá trị bình thường của cả ba chỉ số này là khoảng < 35 U/L.

Chỉ số AST, ALT là các chỉ số liên quan đến các bệnh về gan

2.4. ALP

ALP còn gọi là phosphatase kiềm, hiện diện chủ yếu ở gan và xương. ALP tăng trong các bệnh lý gan mật và bệnh về xương như rối loạn chuyển hoá xương, còi xương, nhuyễn xương, tắc ống mật, ung thư tiền liệt tuyến,…Chỉ số ALP bình thường là khoảng <120 U/L.

2.5. Bilirubin

Chỉ số bilirubin được dùng để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật.Có 3 trị số bilirubin gồm: Bilirubin toàn phần; Bilirubin trực tiếp; Bilirubin gián tiếp. Chỉ số Bilirubin toàn phần bình thường là khoảng <21 umol/L.

2.6. Albumin

Đây là protein được tổng hợp ở gan và chiếm khoảng 60% tổng protein toàn phần trong huyết thanh. Chức năng của Albumin là tạo áp lực thẩm thấu, vận chuyển một số chất chuyển hóa, ion kim loại, bilirubin, acid béo tự do, hormon, thuốc… và cung cấp acid amin cho tổng hợp protein ở mô.Albumin là một chỉ số dùng trong đánh giá chức năng gan. Giá trị Albumin bình thường là khoảng 35 – 50 g/L.

2.7. Chỉ số xét nghiệm đường huyết

Gồm xét nghiệm Glucose máu và xét nghiệm HbA1-C. Hai xét nghiệm này nhằm chẩn đoán bệnh đái tháo đường, theo dõi điều trị bệnh nhân bị đái tháo đường; hạ đường huyết.Bình thường nồng độ glucose máu vào khoảng 3,9- 6,4 mmol/, nồng độ HbA1-C vào khoảng 4 – 5,6%.

Các chỉ số xét nghiệm máu

2.8. Chỉ số xét nghiệm mỡ máu

Nhóm mỡ máu: Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES

Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau:

  • Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l với CHOLESTEROL.
  • Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l với TRYGLYCERID.
  • Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l với HDL-Choles.
  • Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l với LDL-Choles.

2.9. Xét nghiệm ion đồ

Mất cân bằng điện giải là sự bất thường trong nồng độ chất điện giải trong cơ thể. Chất điện phân đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể, giúp điều hòa chức năng tim và thần kinh, cân bằng chất lỏng, phân phối oxy, cân bằng axit-bazo và nhiều hơn nữa.

Mất cân bằng điện giải có thể phát triển bởi các cơ chế sau đây: ăn quá nhiều, giảm lượng điện giải, giảm uống hoặc loại bỏ quá nhiều chất điện phân. Việc định lượng nồng độ ion điện giải trong cơ thể là rất quan trọng cho việc xác định phương hướng điều trị đối với bệnh nhân bị rối loạn điện giải.

2.10. Xét nghiệm Acid Uric

Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,…

Bình thường nồng độ acid uric trong máu ở nam giới là 180 – 420 mmol/l, đối với nữ là 150 – 360 mmol/l.

Acid uric tăng trong trường hợp bệnh gout, suy thận, bệnh vẩy nến,…Giảm trong trường hợp thương tổn tế bào gan, bệnh Wilson,…

Các chỉ số xét nghiệm máu

3.Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu

  • Không uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: nếu bạn lỡ uống thuốc trước khi làm xét nghiệm hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp vì không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Nhịn ăn: một số xét nghiệm yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật….Các xét nghiệm khác như HIV, cường giáp,… người bệnh có thể không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Xét nghiệm huyết học là loại xét nghiệm mà gần như mỗi khi đi khám sức khỏe chúng ta đều thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa xét nghiệm huyết học cũng như cách đọc chỉ số xét nghiệm máu. Những hiểu biết về xét nghiệm huyết học trên hi vọng giúp mọi người không còn mơ hồ, lúng túng khi cầm kết quả trên tay khi đi xét nghiệm huyết học.

Facebook Comments Box
5/5 - (2 bình chọn)

Bài liên quan