Rượu là một loại đồ uống quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt được nam giới yêu thích. Hãy tìm hiểu về tính chất, công thức hóa học của rượu cũng như những lợi ích sức khỏe khi uống rượu đúng cách trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

Khái niệm và công thức hóa học của rượu

Rượu là một hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng của ancol. Rượu có tên gọi hoá học là etanol, ancol etylic hay rượu etylic.

  • Công thức hóa học của rượu: C2H5OH
  • Công thức phân tử của rượu: CH3-CH2-OH

Tính chất vật lý của rượu

Rượu là một chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi thơm, vị cay nồng, dễ bay hơi và nhẹ hơn nước. Rượu dễ tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời.

  • Nhiệt độ sôi 78,39 độ C.
  • Nhiệt độ nóng chảy ở 114,15 độ C.
  • Hóa rắn ở -114,15 độ C.
  • Khối lượng riêng 0,789 g/cm3.

Bên cạnh đó, etanol tạo liên kết hidro nên nhiệt độ sôi cao hơn các dẫn xuất của hydrocarbon có khối lượng phân tử tương đương:

Axit >  ancol >  amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > hidrocacbon

Khi ở nhiệt độ phòng, rượu còn là một chất lỏng phân cực và thường được sử dụng như nhiên liệu, dung môi, chất chống đông… Ngoài ra, chỉ với nguồn lửa nhiệt độ thấp, rượu sẽ cháy rát khó nhìn thấy trong ánh sáng ban ngày.

công thức hóa học của rượuTìm hiểu tính chất và công thức hóa học của rượu

Xem thêm: Công thức cấp số cộng – Công thức cấp số nhân, Ví dụ minh họa

Tính chất hóa học của rượu

Tác dụng với Na, NaNH3

Etanol chỉ tác dụng với Na hay NaNH2 theo phản ứng như sau:

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa  + H2↑

C2H5-OH + NaNH2 → C2H5-ONa + NH3

Rượu phản ứng với oxi

Rượu etylic rất dễ cháy, khi cháy không có khói, tỏa khá nhiều nhiệt và ngọn lửa có màu xanh da trời. Có phương trình phản ứng như sau:

C2H5OH + 3O2 →to   2CO2 + 3H2O

Có phản ứng với axit axetic

Tổng quát phản ứng este hóa như sau:

ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O

Bên cạnh đó, phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng. Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng như sau:

C2H5OH + CH3COOH   ↔ CH3COOC2H5 + H2O

Ứng dụng của rượu etylic

Ngoài ứng dụng phổ biến nhất là làm đồ uống, rượu etylic cũng có thêm những ứng dụng sau đây:

  • Được làm dung môi để pha chế nước hoa và vecni.
  • Là nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, rượu bia, axit axetic, cao su tổng hợp.
  • Được sử dụng như là nhiên liệu cồn (thường được trộn lẫn với xăng) và trong các quy trình công nghiệp khác. Không chỉ vậy, rượu etylic còn có thể dùng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp đặc trưng.
  • Dung dịch chứa 70% rượu etylic cũng được dùng làm tẩy uế, các gel vệ sinh kháng khuẩn phổ biến nhất ở nồng độ 62%. Rượu etylic được sử dụng để khử trùng rất tốt khi sử dụng chất này ở dung dịch khoảng 70%, nồng độ cao hơn hay thấp hơn lại có khả năng kháng khuẩn kém hơn. Bên cạnh đó, rượu etylic giết chết các sinh vật chủ yếu bằng cách hòa tan lipit và biến tính protein của chúng. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả trong việc chống lại các loại nấm và vi khuẩn cùng với nhiều loại virus nhưng kém hiệu quả trong việc chống lại các bào tử vi khuẩn.

Một số tác dụng của rượu đối với sức khỏe con người

Việc uống quá nhiều rượu bia có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống ở mức độ hợp lý có thể đem lại những lợi ích không ngờ.

Tốt cho tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu, rượu góp phần làm tăng nồng độ cholesterol tốt (hay còn gọi là HDL) trong máu. Do đó, khi uống rượu vừa phải có thể giúp giảm từ 25 – 40% nguy cơ đột quỵ, hay mắc bệnh tim mạch và xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, nếu uống rượu quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Làm dịu căng thẳng

Rượu có tác dụng chống căng thẳng, ức chế ảnh hưởng của những lo lắng. Thêm vào đó, rượu còn có khả năng làm dịu căng thẳng tức thời,  giúp an thần và bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu của căng thẳng dài hạn.

công thức hóa học của rượuUống rượu ở mức độ hợp lý có thể đem lại những lợi ích sức khỏe

Xem thêm: Bảng đơn vị đo khối lượng và hướng dẫn cách quy đổi

Tốt cho trí não

Thực tế, trong một chế độ ăn nổi tiếng được thiết kế để làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer – được gọi là chế độ ăn MIND, rượu vang được coi là một trong 10 thức ăn bổ dưỡng cho não bộ. Vì vậy, khi uống rượu với tần suất vài lần/ tuần và liều lượng vừa phải thì có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer.

Ngăn ngừa sỏi thận

Cũng giống như cà phê hay trà, rượu có chứa caffeine, làm bạn đi tiểu nhiều hơn, từ đó giúp loại sạch những tinh thể nhỏ có thể tích tụ thành sỏi thận. Theo đó, những người uống bia với liều lượng hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận 41% và những người uống rượu sẽ giảm 33% nguy cơ mắc phải bệnh này.

Giúp cải thiện đời sống tình dục

Theo một kết quả nghiên cứu đã được công bố, uống rượu sẽ làm tăng nồng độ testosterone, điều này giúp cho cả nam và nữ sẽ có nhiều hưng phấn khi quan hệ. Khi phụ nữ uống từ 1 – 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ tăng ham muốn và hài lòng với đời sống tình dục hơn. Tuy nhiên, nếu phụ nữ uống quá nhiều sẽ không hề tốt cho cơ thể và đàn ông cũng có thể bị giảm ham muốn.

Cân bằng đường huyết

Đồ uống có cồn có thể cải thiện việc dung nạp đường. Người uống rượu ở mức độ hợp lý có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn so với người không uống rượu và người uống rượu quá nhiều.

Cách uống rượu tốt cho sức khỏe

Uống rượu đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe:

  • Khi uống rượu nên uống từ từ để giảm kích ứng dạ dày và niêm mạc miệng, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa và có thể dùng trà đặc để giải rượu.
  • Nên uống nước lọc trước khi uống rượu và ăn nhiều rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu. Bên cạnh đó, đồ ăn có nhiều protein sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu.
  • Khi đang uống rượu, không nên dùng chung với các loại thức ăn cay nóng và bánh kẹo ngọt. Hạn chế hút thuốc khi uống rượu bởi sẽ rất dễ bị mệt và tinh thần không được tỉnh táo.
  • Thời lượng uống rượu: Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống 100ml rượu vang (tức khoảng 12%), 30ml whisky (tức khoảng 40% alcohol) hoặc một lon bia 330ml (tức khoảng 5% alcohol). Đối với nữ giới dưới 1 đơn vị cồn/ngày, còn nam giới chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ngày.
  • Không nên pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác vì rất dễ gây ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn… thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao.
  • Không sử dụng đồng thời cả cafein và rượu, bởi cafein gây kích thích tăng huyết áp, nhịp tim. Còn rượu sẽ làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Khi kết hợp cả hai không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.
  • Đối với những đối tượng đang dùng aspirin không nên uống rượu bởi có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh.

Rượu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu như bạn uống chúng ở mức độ hợp lý. Tuy nhiên, việc uống rượu quá nhiều thì cơ thể sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng như gây ra một số bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu uống rượu quá liều sẽ dẫn đến nhiều bi kịch như tai nạn giao thông, lú lẫn, hội chứng nghiện rượu. Nghiện rượu thường dẫn đến tội phạm, ly tan gia đình, bị mất việc làm, quan hệ xã hội suy giảm.

Facebook Comments Box
Rate this post

Bài liên quan