Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp tổng hợp vitamin cần thiết, đồng thời, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Nếu bạn đang thắc mắc tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy tham khảo cách tắm nắng cho trẻ đúng cách qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Lợi ích của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Tắm nắng là một trong những việc cần thiết, và rất tốt đối với sự phát triển của cơ thể và trí tuệ của trẻ sơ sinh. Phương pháp này giúp cơ thể của trẻ tự sản xuất vitamin D. Vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da của bé, khoảng gần 80 % Vitamin D sẽ hấp thụ vào bé thông qua hoạt động tắm nắng hàng ngày.
Bên cạnh đó, nếu trẻ không được tắm nắng, cơ thể bé sẽ không tổng hợp được vitamin D3, dễ gây ra các bệnh như còi xương, vàng da. Ngoài ra, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh sai cách và không an toàn có thể gây hại cho làn da sơ sinh mỏng manh của bé, chính vì thế, cha mẹ nên đặc biệt chú ý về một việc tưởng chừng rất đơn giản này.
Xem thêm: Tắm nắng buổi chiều có tốt không? Tắm nắng mấy giờ là tốt?
2. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?
2.1 Nên tắm nắng cho trẻ lúc mấy giờ là tốt nhất?
Khi tìm hiểu cách tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào, mẹ cần xác định thời gian tắm nắng cho bé phù hợp nhất.
Theo những chuyên gia sức khỏe, trong khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D. Trong ngày, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ, tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu, thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
Ngược lại, khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.
Mẹ nên lưu ý khoảng thời gian từ 10-16 giờ, tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng. Tia cực tím cực mạnh xuất hiện trong ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian này sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.
2.2 Tắm nắng cho trẻ trong bao lâu ?
Tắm nắng trong bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi của bé và tăng dần từ 10 phút đến 30 phút tùy theo sự phát triển của bé.Thông thường trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đã có thể tắm nắng. Nếu bạn thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nhanh chóng đưa bé về nhà cho uống một chút nước lọc, cũng có thể lấy nước ấm lau người cho bé.
Để hạn chế mức thấp nhất khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng với ánh nắng, bạn nên “tập” cho bé quen dần với ánh nắng bằng cách bế bé ra nắng một chút rồi cho bé vào chỗ mát nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục cho bé ra chỗ có ánh nắng.
2.3 Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Nếu bạn muốn tìm hiểu cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Đặt bé nằm duỗi như tư thế nằm trên giường sao cho ánh nắng mặt trời tiếp xúc với lưng đầu tiên, sau đó là hai bên thân mình, cuối cùng mới là bụng và ngực. Khi mới cho bé tắm nắng, chỉ nên để ánh nắng chiếu vào từng phần (như đã chia ở trên) trong khoảng 1 phút, lâu dần mới tăng thời gian lên.
Vào mùa hè, tỉ lệ tia cực tím trong ánh nắng thường cao hơn các mùa khác nên bạn phải chú ý bảo vệ đầu và mắt cho bé. Tốt nhất là cho bé đội mũ làm bằng chất liệu vải sợi tự nhiên, thoáng mát, thấm mồ hôi và đặc biệt phải rộng vành để che ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.
Khi bắt đầu, bạn cứ cho bé mặc quần áo như bình thường. Phơi nắng được một lúc, nếu cảm thấy nhiệt độ cơ thế bé tăng lên, bạn mới dần dần cởi bớt áo quần cho bé. Việc này sẽ khiến bé cảm thấy rất sảng khoái mà lại đảm bảo sức khỏe cho bé. Sau khi tắm nắng xong, nên mặc thêm quần áo cho bé luôn bởi trong lúc phơi nắng, các lỗ chân lông nở to ra nên khi bạn đưa bé vào nhà hoặc nơi râm mát, các khí lạnh sẽ dễ dàng thâm nhập qua lỗ chân lông khiến cơ thể bé ngấm lạnh nhanh, thậm chí dẫn đến cảm lạnh.
Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào.