Đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch là một yếu tố vô cùng quan trọng của người làm nghề dịch vụ này. Họ cần có lòng yêu nghề, ứng xử đúng mực, văn minh với du khách, đồng nghiệp, với cơ quan nơi công tác và phải có đạo đức nghề nghiệp.

Mục Lục

Hướng dẫn viên du lịch là gì?

Hướng dẫn viên du lịch là gì?

Hướng dẫn viên du lịch là gì?

Hướng dẫn viên du lịch là những người hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch. Họ sẽ sử dụng ngôn ngữ đã được chọn lọc và nghiên cứu để có thể trình bày, giới thiệu hay giải thích những thông tin chính xác nhất về những địa điểm thiên nhiên, một di tích, di sản văn hóa của một vùng, một khu vực nào đó liên quan đến mục đích du lịch của những du khách.

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa hướng dẫn viên du lịch, hãy cùng trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn là một trong những trường uy tín chuyên đào tạo hệ học cao đẳng du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu về các quy chuẩn đạo đức của ngành nghề siêu hot này. Dù làm bất cứ công việc gì thì đạo đức nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết cần phải có để theo đuổi một ngành nghề trong một quá trình dài.

Tổng hợp những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch

Tổng hợp những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch

Tổng hợp những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch

Đối với công việc

– Tuân thủ quy định, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

– Đảm bảo điều kiện hành nghề và thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn liên quan;

– Tôn trọng và thực hiện đúng các nguyên tắc ngoại giao và quốc tế.

– Không tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, về giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam;

– Sử dụng trang phục phù hợp, lịch sự, tác phong nghiêm túctrong thời gian phục vụ khách du lịch;

– Thường xuyên tu dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Tự giác, trung thực trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của HDV;

– Xây dựng tác phong nhanh nhẹn, thái độ khiêm tốn, kiên nhẫn, mềm mỏng và linh hoạt trong xử lý tình huống;

– Không tiếp tay cho tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài hoạt động du lịch trái phép tại Việt Nam;

– Có lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề;

– Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, học hỏi nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ của bản thân;

– Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh chung;

Đối với khách du lịch

– Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

– Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp  pháp của khách du lịch. Không cung cấp thiếu thông tin cho khách. Cần trung thực, khách quan trong việc truyền tải thông tin cho khách;

– Không cấu kết với lái xe, điểm mua sắm, đơn vị cung ứng dịch vụ để trục lợi từ khách du lịch.

– Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, thân thiện, tận tình và chu đáo với khách du lịch;

–  Hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương.Thường  xuyên  nhắc nhở, khuyến cáo khách du lịch về văn hóa, tập quán và  ác quy định của pháp luật trong quá trình phục vụ khách;

– Tích cực hỗ trợ khách du lịch trong trường hợp xảy ra tai nạn, rủi ro khi đi du lịch trong khả năng và trách nhiệm liên quan. Không được bỏ rơi, không phục vụ khách trong trường hợp xảy ra sự cố;

– Không được có bất kỳ thái độ đòi hỏi, đe dọa,  phỉ báng du khách, nghiêm cấm các  hành vi thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của du khách, vòi vĩnh đòi tiền hoa hồng, bồi dưỡng của du khách;

– Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch. Không đưa khách tới những khu vực cấm, nơi không đảm bảo an ninh, an toàn;

– Không được tự ý buôn bán các hàng hóa sản phẩm cho du khách, không dẫn dắt du khách vào các cơ sở mua sắm ngoài chỉ định của công ty. Cung cấp cho du khách các thông tin tin cậy về các dịch vụ mua sắm phục vụ du lịch;

– Luôn thể hiện thái độ, hành vi tôn trọng khách du lịch, tôn trọng tôn giáo, tín ngưỡng của du khách. Không có thái độ và hành vi phân biệt đối xử với khách. Tận tụy đáp ứng tốt nhất các nhu cầu hợp lý của du khách;

Đối với tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp, đồng nghiệp

– Không được tự ý cắt giảm dịch vụ, cắt giảm tiêu chuẩn chất lượng, không vì lợi ích cá  nhân mà tự ý thay đổi chương trình du lịch (trừ trường hợp bất khả kháng), gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp;

– Phục vụ khách theo đúng chương trình doanh nghiệp lữ hành đã cam kết với khách du lịch. Báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

– Có tâm huyết, trung thực đối với doanh nghiệp du lịch đang công tác;

– Đoàn kết, bảo vệ môi trường, bảo vệ và giữ gìn thương hiệu, uy tín của du lịch Việt Nam;

– Ứng xử có văn hóa, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Luôn học hỏi từ đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân.;

– Giữ gìn đoàn kết trong đơn vị, tôn trọng và thực hiện đúng quy định, quy chế của nơi công tác, điều lệ của tổ chức xã hội – nghền nghiệp đang là hội viên;

Trên đây, trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn đã tổng hợp những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch để các bạn có thể tham khảo. Để trở thành một hướng dẫn viên giỏi thì đây là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu. Các bạn hãy ghi nhớ thật kỹ và áp dụng thường xuyên nhé!

Facebook Comments Box
Rate this post

Bài liên quan