Những thí sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia nhưng nhiều thí sinh vẫn chưa thể định hướng được rằng mình nên lựa chọn ngành học nào để phù hợp với bản thân nhất. Vậy chọn ngành học như thế nào cho chuẩn là câu hỏi không chỉ nhiều thí sinh mà còn có cả phụ huynh các em học sinh đang băn khoăn lúc này.
Định hướng được công việc sau này
Nền giáo dục Việt Nam hoàn toàn khác so với nhiều nước trên thế giới. So với học sinh Việt Nam thì học sinh cấp 3 tại nhiều nước phát triển có lợi thế rất lớn. Tại Mỹ, học sinh cuối cấp trung học phổ thông được các phòng đào tạo chủ động định hướng các trường đại học hay ngành nghề triển vọng và phù hợp với thành tích cá nhân của từng học sinh khác nhau. Ở Việt Nam việc định hướng ngành học cũng như công việc mà các em muốn học trong tương lai ngoài từ mong muốn của các em thì cũng một phần ảnh hưởng và tác động từ phía nhà trường nhưng chủ yếu là các bậc phụ huynh.
Phụ huynh nhiều khi vẫn còn gò bó và ép buộc các em, thể hiện mong muốn các em theo học ở những ngành học mà nhiều khi các em không thích. Nhưng vì lý do nghĩ rằng nhu cầu về việc làm của xã hội đang thiếu hụt. Nhưng có thể đó là việc thiếu hụt của thời điểm hiện tại chứ không phải là thời điểm của 3, 4 năm sau – sau khi các em tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Trong khi các em học sinh lớp 12 với nhiều em vẫn còn chưa thể xác định được rằng mình muốn học ngành học gì hay đăng kí trường học nào cho phù hợp. Điều quan trọng với các em bây giờ là phải xác định được là mong muốn cho công việc tương lai của mình như thế nào.
Đó phải là một công việc cụ thể và có tên gọi, không thể là chỉ là mong muốn chung chung như công việc kiếm được nhiều tiền hay công việc ổn định…Nếu như chưa biết rằng mình muốn học ngành gì thì các em học sinh lớp 12 có thể tìm hiểu cơ hội việc làm của ngành nghề nào sẽ có tiềm năng trong tương lai. Một trong những ngành nghề sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới là công nghệ thông tin, du lịch, logistic hay những ngành kinh tế đối ngoại…
Cơ hội việc làm cho ứng viên đăng kí khối C
Không chỉ những khối ngành khoa học tự nhiên có cơ hội việc làm mà những ngành học thuộc khối khoa học xã hội xét tuyển bằng tổ hợp bộ môn văn, sử, địa cũng có cơ hội việc làm rất lớn. Nhiều em có năng khiếu trong các tổ hợp môn xã hội nhưng lại băn khoăn nhiều về cơ hội việc làm sau này khi đăng kí các ngành học của tổ hợp bộ môn. Những câu hỏi như : “Em không biết những ngành học nào xét tuyển tổ hợp khối C ra trường dễ kiếm việc làm?” hay “ em muốn đăng kí xét tuyển tổ hợp khối C nhưng không biết nên đăng kí ngành học nào để ra trường dễ kiếm việc làm…”.
Thực tế nhiều ngành học xã hội có nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất lớn, sau khi tốt nghiệp dễ kiếm việc làm và có thu nhập hấp dẫn như ngôn ngữ, báo chí, luật, đa phương tiện, du lịch… Nhiều ngành học thu hút nhà tuyển dụng với mức lương hàng chục triệu đồng/ tháng như Đông phương học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học…Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển vào những tập đoàn đa quốc gia khi ngày có càng nhiều những công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Sinh viên khi trúng tuyển vào các ngành học thuộc khối xã hội thì nên đầu tư thời gian để học thêm một ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ bản địa. Việc biết thêm một ngôn ngữ thứ 2 cũng gia tăng cơ hội cho sinh viên sau khi ra trường và làm tăng giá trị của sinh viên trong mắt những nhà tuyển dụng. Như đối với sinh viên học ngành quản trị du lịch hoặc hướng dẫn viên du lịch thì biết thêm một ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc đối với sinh viên nếu sinh viên đó muốn làm đúng nghề nghiệp sau khi ra trường.