GGT (Gamma Glutamyl transferase) là một xét nghiệm chức năng gan quan trọng. Vậy chỉ số GGT là gì? Nguyên nhân nào làm chỉ số GGT tăng? Kết quả xét nghiệm GGT có ý nghĩa như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây của các thầy cô ngành cao đẳng Dược HCM trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhé.

Mục Lục

1. Xét nghiệm GGT là gì?

Gamma GT (Gamma Glutamyl transferase) là 1 xét nghiệm chức năng gan quan trọng cùng với SGPT và SGOT. Khi cả 3 chỉ số này đều tăng thì tức là gan bị tổn thương, thường gặp nhất là viêm gan, nhất là do bia, rượu. Xét nghiệm Gamma GT- GGT chính là việc đo lường hoạt độ men Gamma Glutamyl Transferase trong máu nhằm chẩn đoán tình trạng của gan.

 

Chỉ số GGT là gì?

2. Khi nào làm xét nghiệm GGT

Xét nghiệm chỉ số GGT có thể được chỉ định khi một ai đó có một mức độ ALP cao. Thử nghiệm ALP có thể xét nghiệm một mình hoặc như một phần của một bảng các xét nghiệm gan thường xuyên để biết sự thiệt hại gan ngay cả khi không có triệu chứng. Nếu kết quả của thử nghiệm ALP là cao nhưng các xét nghiệm khác của bảng xét nghiệm chức năng gan bình thường, chẳng hạn như AST và ALT đều không tăng, thì thử nghiệm GGT có thể được chỉ định để giúp xác định các nguyên nhân gây ALP cao do rối loạn xương hoặc bệnh gan.

Ngoài ra, thì GGT cũng có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm khác để theo dõi, để kiểm tra chức năng gan khi một người có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý bệnh gan. Một số dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương gan bao gồm:

– Sức khỏe yếu, mệt mỏi

– Chán ăn

– Buồn nôn, nôn

– Bụng sưng hoặc đau

– Vàng da

– Nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt

– Ngứa nổi mẩn khắp người

Cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan

GGT tăng ở hầu hết các bệnh gây ra thiệt hại cấp tính với gan hoặc ống dẫn mật, nhưng thường là không có ích trong việc phân biệt giữa các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương gan. Vì lý do này, Viện Hàn lâm Quốc gia và Hiệp hội hóa sinh lâm sàng Mỹ khuyên bạn không nên sử dụng thường xuyên xét nghiệm GGT. Nó chỉ hữu ích trong việc xác định nguyên nhân của ALP cao.

GGT có thể được chỉ định khi những người có tiền sử lạm dụng rượu đã hoàn tất điều trị rượu, để giám sát sự tuân thủ với các chương trình điều trị.

>>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn đọc các chỉ số xét nghiệm máu và ý nghĩa của các chỉ số.

3. Khi tăng men gan cần làm gì?

Nếu tình cờ phát hiện men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT trong máu gia tăng, đặc biệt là chỉ số AST, ALT  tăng gấp đôi bình thường (trên 40UI/L) cần đi khám để chuyên gia xác định nguyên nhân, tuân theo hướng dẫn hỗ trợ cải thiện. Cụ thể, cần thực hiện một số lời khuyên sau:

– Đầu tiên, cần làm xét nghiệm viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C. Riêng viêm gan B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg… Nếu có điều kiện, cần xét nghiệm định lượng ADN của virus.

– Nếu men gan tăng có nguyên nhân do viêm tắc đường dẫn mật thì cần hỗ trợ cải thiện triệt để nguyên nhân.

– Nếu viêm gan do rượu, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn.

Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?

 4. Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số GGT ở mức bình thường (ngưỡng an toàn) là dưới 60UI/L. Cụ thể hơn, đối với nam giới là từ 11-50UI/L, còn đối với nữ giới là từ 7-32 UI/L.

Trong trường hợp GGT tăng cao hơn mức bình thường, báo hiệu triệu chứng bất thường của gan. Nếu chỉ số men gan tăng từ 1-2 lần, gan lúc này đang bị tổn thương nhẹ. Tăng từ 2-5 lần là mức độ tổn thương gan trung bình. Và tăng trên 5 lần báo hiệu gan đã bị tổn thương ở mức độ nặng.

Thậm chí ở những người mắc viêm gan cấp hay ung thư gan, chỉ số GGT có thể lên đến 5000UI/L.
– Nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được chuyên gia theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh. Không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra cũng nên vận động một cách nhẹ nhàng.

– Không nên tự ý mua các loại thuốc Nam hay thuốc Ðông y theo lời truyền miệng để hỗ trợ cải thiện. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng khoa học hoặc chưa có bằng chứng rõ ràng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, làm bệnh gan thêm trầm trọng hoặc không thể cứu chữa.

5. Kết quả xét nghiệm GGT có ý nghĩa như thế nào?

Nồng độ GGT bình thường nằm trong khoảng 9–48U/l và khoảng giới hạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở y tế, đối tượng thực hiện xét nghiệm (phụ nữ, đàn ông, trẻ em, người cao tuổi). Dựa vào kết quả xét nghiệm GGT, bác sĩ sẽ phân tích và giải thích cho bạn những nguy cơ bạn có thể mắc phải nếu chỉ số GGT bất thường.

Xét nghiệm GGT có thể giúp chẩn đoán tổn thương gan nhưng lại không xác định nguyên nhân cụ thể. Nếu mức GGT tăng cao, bạn có thể phải trải qua nhiều kiểm tra hơn. Thông thường, nồng độ GGT càng cao thì mức độ tổn thương gan càng nhiều.

Một số tình trạng có thể làm tăng nồng độ GGT trong máu bao gồm:

  • Lạm dụng rượu
  • Viêm gan do virus mạn tính
  • Thiếu lưu lượng máu đến gan
  • Có khối u ở gan
  • Xơ gan, hay sẹo gan
  • Lạm dụng một số loại thuốc hoặc chất kích thích
  • Suy tim
  • Bệnh đái tháo đường
  • Viêm tụy
  • Bệnh gan nhiễm mỡ

Cần đi khám để chuyên gia xác định nguyên nhân, tuân theo hướng dẫn hỗ trợ cải thiện

GGT thường được so sánh đồng thời với một enzyme khác tên là phosphatase kiềm (ALP). Nếu GGT và ALP đều tăng, bác sĩ sẽ nghi ngờ rằng bạn có vấn đề với gan hoặc ống mật. Nếu GGT là bình thường và ALP tăng, nguyên nhân có thể là do bệnh về xương. Bác sĩ cũng sử dụng xét nghiệm GGT theo cách này để loại trừ một số vấn đề nhất định.

Hãy chú ý cẩn thận và thường xuyên làm các xét nghiệm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, khi chỉ số GGT tăng bạn nên hỏi ngay bác sĩ xét nghiệm của mình về tình trạng, những chuyện phải làm nhằm ngăn ngừa gan suy yếu, dẫn đến các kết quả tồi tệ hơn.

Facebook Comments Box
Rate this post

Bài liên quan