Mặc dù Y tế nước ta có nhiều bước đột phá và thành tựu đáng kể nhưng những thách thức ngành Y Dược Việt Nam hiện nay phải đối mặt vẫn vô cùng lớn. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về những thách thức và định hướng cho tương lai của ngành Y Dược.
Mục Lục
Thách thức ngành Y Dược Việt Nam đang phải đối mặt
Ngành Y Dược Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại nước ta vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức và khó khăn.
Thiếu hụt nguồn nhân lực
Một trong những thách thức lớn nhất của ngành Y Dược hiện chính là tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Hiện nay, tại Việt Nam số lượng Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu của toàn xã hội. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo,…số lượng cán bộ hoạt động trong ngành Y Dược vô cùng hạn chế.
Các cán bộ Y tế thường xuyên phải đối mặt với tình trạng quá tải cũng như áp lực công việc. Họ phải làm việc làm việc liên tục và tăng ca dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và giảm khả năng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.
Hiện nay mức lương tại các bệnh viện công thường thấp hơn rất nhiều so với các phòng khám, bệnh viện tư khiến cho các cán bộ Y Dược có kinh nghiệm và khả năng chuyên môn cao thường xuyên bỏ việc để chuyển đổi công tác. Ngành Y Dược đang gặp khó khăn trong việc giữ chân các chuyên gia, đặc biệt là ở những vùng xa xôi – nơi người dân bị hạn chế tiếp xúc với Y tế.
Chất lượng dịch vụ y tế chưa đảm bảo
Mặc dù đã có nhiều cải tiến song ngành Y Dược nước ta vẫn cần cải thiện rất nhiều về chất lượng dịch vụ. Phần lớn các cơ sở Y tế Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi đều thiếu cơ sở vật chất hoặc hạ tầng không đạt tiêu chuẩn. Điều này khiến cho dịch vụ chăm sóc Y tế tại các cơ sở không được đảm bảo, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chăm sóc sức khỏe của người dân.
Bên cạnh đó, các cơ sở đều thiếu các thiết bị Y tế và công nghệ tiên tiến làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, thậm chí có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Trong quá trình công nghệ thông tin phát triển như hiện nay nhưng hồ sơ điện tử vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt văn hóa ứng xử và giao tiếp giữa cán bộ Y tế với bệnh nhân và người nhà của họ vẫn chưa được cải thiện là những thách thức vô cùng lớn mà ngành Y Dược Việt Nam phải đối mặt hiện nay.
Sản xuất và xuất khẩu dược phẩm còn nhiều hạn chế
Nước ta có nguồn dược liệu vô cùng phong phú tuy nhiên Công nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Dược Việt Nam đều sản xuất các hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu. Riêng với các dòng thuốc biệt dược có giá trị cao thì vẫn còn phải nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài.
Theo thống kê, Việt Nam có hơn 130 doanh nghiệp sản xuất trong nước ta đạt tiêu chuẩn GMP. Tuy vậy, sản lượng thuốc của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân hiện nay. Đây là thách thức lớn mà ngành Y Dược Việt Nam phải đối mặt.
Định hướng cho ngành Y Dược Việt Nam trong tương lai
Để ngành Y Dược nước ta phát triển mạnh mẽ trong tương lai cũng như xóa bỏ các rào cản thì chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp thiết thực.
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành Y Dược
Để đáp ứng nhu cầu Y tế ngày càng cao của xã hội cũng như thúc đẩy ngành Y Dược Việt Nam phát triển, cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này. Theo đó, các trường Cao đẳng, Đại học Y Dược cần cải thiện chương trình đào tạo cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện các kỹ năng ngành nghề cần thiết.
Định hướng cho ngành Y Dược Việt Nam trong tương lai
Tại khu vực TPHCM, một trong những địa chỉ được đánh giá cao về chất lượng đào tạo nhóm ngành Y Dược chính là Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Nhà trường luôn tự hào là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống Y tế nước nhà. Theo thống kê, có tới 98% sinh viên ra trường đều tìm được công việc với mức lương ổn định.
Thúc đẩy sử dụng công nghệ
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống và đối với ngành Y Dược cũng vậy. Việc sử dụng công nghệ sẽ giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ Y tế. Công nghệ cần được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán, điều trị cũng như quản lý Y tế. Có như vậy, các cán bộ Y tế sẽ được giảm tải công việc tối đa cũng như nâng cao được hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ngành Y Dược
Hợp tác quốc tế sẽ giúp tiếp thu được các kinh nghiệm, công nghệ và kiến thức trong ngành Y Dược. Từ đó, các cán bộ chuyên ngành sẽ nâng cao được năng lực chuyên môn cũng như đào tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn cao để phục vụ cho hệ thống Y tế Việt Nam.
Tăng cường đầu tư và cải thiện hạ tầng
Chính phủ cần tăng cường đầu tư cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng Y tế để nâng cao chất lượng dịch vụ Y tế. Bên cạnh đó cần khuyến khích đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào ngành Y Dược Việt Nam. Có như vậy, quá trình chăm sóc sức khỏe của người dân sẽ được đảm bảo và không còn tình trạng nhiều bệnh nhân nằm chung một giường nữa.
Đẩy mạnh chính sách bảo hiểm Y tế
Hiện nay vẫn còn nhiều người dân chưa được tiếp cận với dịch vụ Y tế và không mấy mặn mà với các chính sách bảo hiểm Y tế của Nhà nước. Do đó, chính phủ cần nâng cao hiệu quả của chính sách bảo hiểm Y tế và mở rộng phạm vi áp dụng để hướng tới 100% người dân đều có bảo hiểm Y tế.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã chia sẻ về những thách thức ngành Y Dược và định hướng trong tương lai. Hy vọng những thông tin của bài viết hữu ích với bạn.