Đối với các bạn học sinh, sinh viên, nồng độ phần trăm là cụm từ vô cùng quen thuộc. Và đối với nồng độ phần trăm cũng sẽ có những công thức riêng biệt. Dưới đây là công thức nồng độ phần trăm và các ví dụ điển hình bạn cần biết.
Mục Lục
Nồng độ là gì?
Nồng độ là một cách mô phỏng thành phần của hỗn hợp bất kỳ chứ không phải riêng đối với thành phần của hỗn hợp chất lỏng.
Ví dụ Khi ta nói không khí chứa 1% khí nitơ thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang đề cập đến khái niệm nồng độ nói trên.
Các khái niệm nồng độ hay gặp đó là:
- Nồng độ phần trăm của khối lượng
- Nồng độ phần trăm của thể tích
- Nồng độ mol
- Nồng độ phân tử gam
- Nồng độ chuẩn.
Nồng độ phần trăm là gì
Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan
Nó được kí hiệu là C%
Công thức tính nồng độ phần trăm
C% = mct/mdd x 100%
Trong đó:
- C%: Nồng độ phần trăm
- mct: Khối lượng chất tan
- mdd: Khối lượng dung dịch
- Mặt khác: mdd = mct + mdm ( mdm là khối lượng của dung môi)
Từ công thức chuẩn trên, ta có thể suy ra được các công thức kèm theo như sau:
Xem ngay: khối B gồm những trường nào ngành gì để biết những ngành cơ bản
Ví dụ về cách tính nồng độ phần trăm:
Cho 30 gram muối ăn hòa tan vào trong 90 gram nước, hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch trên.
Đáp án:
Trước tiên, ta tính khối lượng của dung dịch NaCl qua công thức:
- mdd = 30 + 90 = 120 (gam)
- Sau đó, ta tính Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl theo công thức:
- C% = mct/mdd x 100%
- => C% = (30/120) x 100% = 25%.
Các quy trình trong giải bài tập
Bài tập môn hóa học vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy đôi khi chúng ta bối rối trước một bài toán hóa là điều dễ hiểu và hôm nay trung Sơn sẽ giúp bạn giải một dạng toán hóa cực kỳ thường gặp bên cạnh các bài toán tính nồng độ mol, khối lượng chất kết tủa, … đó là bài tập tính nồng độ phần trăm của dung dịch.
Chúng ta sẽ tiến hành các bước để có thể tìm ra được đáp án cho bài toán mình đang cần tìm như sau:
Bước 1: Đọc đề và xác định số chất có trong dung dịch (đặc biệt quan tâm đến số dư của các chất tham gia phản ứng)
Bước 2: Tìm khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo công thức đã cho trước đó là:
- mdd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung môi – khối lượng chất kết tủa – khối lượng chất khí
Bước 3:Tìm khối lượng chất tan trong dung dịch để có thể tiến hành tìm nồng độ phần trăm.
Bước 4: Tính C% theo công thức tính nồng độ phần trăm
Các bài tập điển hình
Click ngay: công thức cấp số cộng để biết các công thức chuẩn
Bài tập 1: Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch.
Hòa tan hết 20 gam HCl vào trong 40 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch này.
Lời giải:
- Ta có khối lượng dung dịch là: mdd = mct + mdm = 20 + 40 = 60 gam
- Vậy nồng độ phần trăm dung dịch là: C%=(20/40) x 100% = 33,3 %.
- Kết luận: Vậy nồng độ dung dịch của NaCl là 33,3%.
Bài tập 2: Biến thể 1 của cách tính nồng độ phần trăm.
Bạn hãy tính khối lượng của KCL có trong 200g dung dịch KCL 15%
Lời giải:
- Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có:
- C% = (mKCL/200) x 100 = 15 (%)
- => mKCL = (15 x 200)/100 = 30 (gam)
- Kết luận: Vậy trong 200g dung dịch KCL 15% có 30 gam KCL
Bài tập 3: Biến thể 2 của cách tính nồng độ phần trăm.
Đem hoà tan 40 gam muối vào nước được dd có nồng độ 10%. Hãy:
a)Tính khối lượng dd nước muối thu được
b)Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế
Lời giải:
a, Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có:
- mdd=(mmuối X 100)/ C% = (40 X 100)/10 = 400 gam
- Kết luận: Vậy khối lượng dung dịch A là 400 gam.
b, Áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ta có mnước= mdd – mmuối = 400 – 40 = 360 gam
- Kết luận: Vậy để có thể hoàn tan 40 gam muối thì chúng ta phải cần 360 gam nước để tạo ra 400 gam dung dịch.
Trên đây là công thức nồng độ phần trăm và các ví dụ điển hình bạn cần biết. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.