Tin tức

Những lỗi cơ bản thường gặp khi làm bài thi trắc nghiệm kỳ thi THPT quốc gia

Trước áp lực về tâm lý thi cử và thiếu chủ động kiến thức khi vào phòng thi, không ít thí sinh mắc phải một số lỗi khi làm bài thi trắc nghiệm mà phải chịu mất điểm oan. Vì vậy để giảm bớt tình trạng mất điểm vì những sơ suất đáng tiếc, các em học sinh cần biết những lỗi thường mắc và khắc phục ngay từ bây giờ.

Theo tin tức giáo dục từ Bộ GD&ĐT, thực tế thống kê quá trình chấm thi cho thấy có khoảng 1% thí sinh mắc lỗi trong làm bài thi trắc nghiệm. Trong tất cả các môn thi tại kỳ thi THPT Quốc gia thì chỉ có môn ngữ văn là thi theo hình thức tự luận, còn lại những môn khác đều thi bằng hình thức trắc nghiệm.

“Chiến thuật” làm bài thi trắc nghiệm

  1. Dùng bút mực, bút bi tô đáp án

Theo quy định, trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được dùng một thứ mực, nếu dùng hai màu mực thì bài của bạn sẽ vi phạm quy chế thi và có thể không được chấm. Các thí sinh chỉ tô chì đen ở ô trả lời, không được tô bằng bút mực, bút bi để làm bài thi.

Khi chọn câu trả lời, thí sinh phải tô đậm và tô kín diện tích cả ô, không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn hoặc đánh ký hiệu riêng. Tô đáp án không đúng quy định sẽ không được tính điểm.

2.Bỏ trống không khoanh đáp án

Khi làm bài thi trắc nghiệm việc gặp câu khó và bỏ lại để làm câu khác trước là hoàn toàn hợp lý, nhưng nhiều thí sinh lại bỏ quên không quay lại khiến đáp áp bị bỏ trống. Như vậy là bạn đã bỏ lỡ đi cơ hội có điểm câu đó của mình. Giải pháp chống quên là khi bạn bỏ qua câu nào thì hãy đánh dấu, “note” lại để không bỏ quên và không mất công dò lại câu.

  1. Tô nhầm đáp án

Một số trường hợp các thí sinh do sợ sai nên chọn đáp án trên đề thi mà quên tô vào phiếu trả lời, đến cuối giờ tâm lý hoảng loạn nên tô không kịp và có khi tô nhầm đáp án. Vì vậy giải pháp là hãy giữ bình tĩnh và tô đáp án ngay vào phiếu khi đã chắc chắn.

4. Quên không ghi tên vào bài làm hoặc ghi thiếu thông tin

Không ít thí sinh quên ghi tên vào bài thi dù thầy cô giáo đã nhắc khi phát giấy đến khi thu bài. Và có rất nhiều thí sinh thí sinh hay quên ghi số báo danh và mã đề thi hoặc ghi sai mã đề, số báo danh trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Việc tô sai hoặc ghi sai mã đề sẽ gây thiệt thòi cho thí sinh sau khi làm bài và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bài thi.

Giải pháp: Để khắc phục điều này ngay khi nhận giấy thi, thí sinh ưu tiên ghi tên, số báo danh và các thông tin khác trước khi đọc câu hỏi và làm bài.

  1. Không làm chủ được thời gian

Đây là một trong những lỗi phổ biến mà các thí sinh thường mắc phải khi thi là không phân bổ thời gian hợp lý. Các bạn thường dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi, do đó không đủ thời gian làm những câu còn lại.

Nhiều thí sinh không làm chủ được thời gian làm bài

Các bạn cần phân bổ thời gian một cách hợp lý, tránh quá tập trung suy nghĩ một câu mà bỏ những câu khác. Mỗi môn thi sẽ có một thời gian nhất định để thí sinh trả lời câu hỏi. Vì vậy, thí sinh cần chủ động phân phối hợp lý về mặt thời gian. Với câu hỏi dễ, thí sinh nên trả lời trước còn câu hỏi khó nên dành lại trả lời sau. Không nên mang tâm lý phải giải lần lượt các câu hỏi từ đầu đến cuối đề thi mà bỏ lỡ các câu hỏi ăn điểm khác.

6. Không đọc kỹ đề bài

Đây là lỗi thường gặp ở những thí sinh hay có tâm lý chủ quan, vội vàng khi làm bài thi. Đề bài yêu cầu chọn “đáp án sai” nhưng bạn lại nhanh tay chọn đáp án đúng hoặc ngược lại.

Vì thế, trước khi làm bài thi các thí sinh nên đọc kỹ xem đề bài yêu cầu làm gì trước khi khoanh đáp án.

Facebook Comments Box
Rate this post
vgbc

Share
Published by
vgbc

Recent Posts

Các trường tuyển sinh Cao đẳng Dược sĩ xét học bạ uy tín

Tuyển sinh Cao đẳng Dược sĩ xét học bạ là hình thức tuyển sinh đang…

2 tuần ago

Ngành Dược thi khối nào? Học trường nào tốt nhất?

Dược là ngành học luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ các thí sinh.…

2 tuần ago

Danh sách các Trường Cao đẳng Dược xét học bạ tại TPHCM

Dược là ngành học có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai do đó…

3 tuần ago

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn liên thông Đại học trong bao lâu?

Nhằm giúp sinh viên nắm rõ hơn về vấn đề Trường Cao đẳng Y Dược…

1 tháng ago

Giải đáp thông tin: Điều dưỡng khác Y tá chỗ nào?

Đã bao giờ bạn thắc mắc Điều dưỡng và Y tá có phải là một…

1 tháng ago

Tốt nghiệp Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có liên thông lên Đại học được không?

Học Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có liên thông lên Đại học được…

2 tháng ago