Đổi mới giáo dục đang ngày được quan tâm và cải thiện theo chiều hướng tích cực giúp người học giảm bớt vất vả trong việc học và thi đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học. Năm 2017, đã có nhiều bước tiến được đánh giá cao tạo tiền đề cho năm 2018 ngành giáo dục tiếp tục đi lên. Nối tiếp những dang dở của 2017 sang năm nay ngành giáo dục tiếp tục:

Mục tiêu đến năm 2020, áp dụng cơ chế tự chủ đối với các trường đại học.

Một trong những buổi tập huấn cơ chế tự chủ đơn cho các trường ĐH.

  • Theo nghị quyết 77 của Chính phủ được phê duyệt ngày 31/12/2017 về thí điểm thay đổi cơ chế hoạt động đối với các trường đại học công lập thì hiện tại đang có 23 trường trên cả nước đã được quyền tự chủ. Tự chủ ở đây là bước đầu các trường sẽ tự chủ về tài chính làm tiền đề cho việc tự chủ bộ máy nhân sự và các quyền hạn khác. Trong những bước đầu triển khai và thí điểm việc để các trường đại học hoạt động theo cơ chế tự chủ đã có những tín hiệu đáng mừng nhưng bên cạnh đó vẫn còn vấp phải những hạn chế như các chính sách pháp luật chưa được đồng bộ gây ra bấp cập.

Tạo hành lang cho đổi mới giáo dục.

  • Nếu như nghị quyết 77 tiến tới tự chủ cho các trường đại học thì trong dự thảo luật giáo dục bổ sung các chính sách cơ bản như: mở rộng và nâng cao hiệu quả cho tự chủ đại học, đổi mới quản lý đào tạo, nhà nước sao cho phù hợp với tự chủ đại học. Điều này tạo động lực để các trường làm tốt công tác tự chủ, nâng cao chất lượng dạy và học cũng như chất lượng nguồn nhân lự. Từ đó thúc đẩy khuyến khích các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia vào phát triển giáo dục.

Đào tạo tiến sĩ, chất lượng hơn số lượng.

  • Hiện nay việc đào tạo tiến sĩ vẫn đóng vai trò quan trọng cho các trường đại học. Chúng ta cần đạt mục tiêu về số lượng nhưng không vì thế mà phải làm bằng mọi giá. Chất lượng đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Thực tế chỉ ra rằng việc tuyển sinh đào tạo tiến sĩ gặp bất cập trên cả 3 phương thức đào tạo: trong nước, nước ngoài và phối kết hợp đều không đạt mức yêu cầu. Yêu cầu đầu vào được đặt cao nhưng chất lượng đào tạo chỉ ngang với chương trình đại trà. Đây cũng chính là 1 trong những yếu tố để thúc đẩy đổi mới giáo dục.
  • Chính vì vậy mà việc đào tạo nguồn nhân lực này được siết chặt hơn: thời gian đào tạo không được quá 5 -6 năm tức là thời gian đào tạo dành cho tiến sĩ vấn là 3-4 năm nhưng thời gian gia hạn cho phép tối đa 2 năm. Về người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ có bằng tiến sỹ khoa học và phải có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoặc luận án nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Nếu người hướng dẫn không có chức danh trên phải có ít nhất 3 năm nghiên cứu và giảng dạy kể từ khi nhận bằng tiến sỹ hoặc tiến sĩ khoa học.

Có thể thấy đổi mới giáo dục ở nước ta còn chậm nhưng cũng đã có những tín hiệu đáng mừng. Hy vọng là một ngày nào đó ngành giáo dục Việt Nam có thể hoàn thiện hơn nganh hàng với những quốc gia phát triển.

Cập nhật thông tin về những đổi mới giáo dục nhanh nhất vui lòng truy cập tại đây.

Facebook Comments Box
5/5 - (1 bình chọn)

Bài liên quan