191.000 cử nhân đại học thất nghiệp là con số mà Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục – Ông Phùng Xuân Nhạ đưa ra cho thấy tỷ lệ thất nghiệp sau đại học ở nước ta vẫn còn đang ở mức cao. Đây cũng chính là thách thức đặt ra cho cả nước và đứng đầu là chính phủ làm sao để giảm tỷ lệ này xuống càng thấp càng tốt? Để đưa ra được giải pháp hiệu quả nhất thì trước tiên cần phải tìm hiểu được lý do tại sao tỷ lệ thất nghiệp lại cao như thế?

Hướng nghiệp cần triển khai sớm và đầy đủ.

Một trong những nguyên nhân đầu tiên đưa đến tình trạng thất nghiệp được các chuyên gia cho rằng xuất phát từ bậc THPT. Nơi mà đáng ra các em nên được hướng dẫn để xác định rõ được mục tiêu nghề nghiệp của mình thì công tác hướng nghiệp lại chưa được coi trọng. Đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa và ngoại thành. Ở các vùng này tình trạng đăng kí học cùng bạn bè cho vui hoặc lựa chọn ngành theo cảm tính, theo số đông là rất phổ biến. Lý do chính lại là do các em bị thiếu thông tin, hoặc chưa tiếp cận được nguồn thông tin đáng tin cậy, không có người hướng dẫn định hướng. Các em chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề trong việc ảnh hưởng tới tương lai của mình. Còn đối với các em trong khu vực thành thị việc định hướng nghề nghiệp được quan tâm hơn nhưng chưa đủ khi mà tới sát kì thi tốt nghiệp các em mới được tham gia các buổi định hướng do các trường đại học tổ chức chứ không phải là trường các em đang theo học.

Theo con số thống kê gần đây thì mỗi năm nước ta có khoảng 2,4 triệu sinh viên và có tới 20% số cử nhân trong đó không tìm được việc làm sau tốt nghiệp. Điều này không chỉ do thiếu định hướng mà còn xuất phát từ phía chất lượng đào tạo. Sinh viên thuộc tầng lớp tri thức với trình độ học vấn cao nhưng lượng thí sinh ra trường yếu cả về kỹ năng lẫn kiến thức chuyên môn lại rất nhiều. Nguyên nhân xuất phát từ việc các trường đại học đào tạo tràn lan, không có quy hoạch thiếu quan tâm tới chất lượng cả đầu vào và đầu ra. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp còn cao. Hiện nay, số lượng trường có các chuẩn đầu ra đạt chất lượng còn khá ít chủ yếu là các trường đại học lớn trọng điểm. Còn lại gần như chỉ là sinh viên đạt đủ trung bình là được tốt nghiệp. Đồng thời các trường tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế ngay trong thời gian đi học cũng không có nhiều gây bỡ. Ngoài ra, việc thiếu sự hướng nghiệp ngay từ cấp THPT khiến các em chọn sai ngành sai trường gây ra sự chán nản trong học tập cũng dẫn đến kết quả học không tốt đóng góp làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Do việc đào tạo chất lượng thiếu sự quan tâm, sinh viên mới tốt nghiệp không chỉ thiếu kĩ năng mà còn bị thụ động trong quá trình tìm việc và làm việc. Nhiều sinh viên tốt nghiệp không làm gì mà mong vào ba mẹ hay người thân xin việc giúp hay là chỉ ngồi ở nhà gửi hồ sơ qua internet và chờ nhà tuyển dụng gọi. Điều này làm các em bỏ qua rất nhiều cơ hội tốt. Thêm vào đó yếu kém về mặt ngoại ngữ cũng khiến các em mất đi nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Cập nhật thông tin về định hướng nghề nghiệp 2018 nhanh nhất vui lòng truy cập tại đây

Facebook Comments Box
5/5 - (1 bình chọn)

Bài liên quan