Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các em học sinh cách đổi đơn vị đo chiều dài để học thật tốt môn toán cũng như những môn học có sử dụng công thức tính toán liên quan đến độ dài.

Hướng dẫn cách đổi đơn vị đo chiều dài

Mục Lục

Hướng dẫn cách đổi đơn vị đo chiều dài

Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì giáo viên cần phải giúp cho các em hiểu rõ được bản chất của phép đổi. Khi đã nắm được bản chất thì các em sẽ chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.

Để các em học sinh dễ hiểu hơn thì giáo viên có thể lấy ví dụ bằng cách lập bảng sau:

Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi
4,165 m = … cm 4 1 6, 5 416,5cm
70cm = …m 0, 7 0 0,70m

Dựa theo yêu cầu của đề bài, hướng dẫn các em học sinh xác định được từng chữ số trong đề bài thuộc đơn vị nào để điền lần lượt vào bảng như: 4 là 4m, 1 là 1 dm, 6 là 6 cm, 5 là 5mm; Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị cm nên chúng ta sẽ đặt dấu phẩy ngay sau số nằm ở đơn vị cm. Các bài tập tiếp theo thực hiện tương tự như thế.

Khi hướng dẫn các em học sinh lập bảng đổi đơn vị đo thì giáo viên cũng cần phải hướng dẫn kỹ những điều sau đây:

  • Xác định được khung các đơn vị đổi của cả bài và thậm chí là của tất cả các bài tập trong cả tiết  học đó để có thể tiết kiệm được thời gian và số bảng cần phải lập.
  • Xác định đúng theo yêu cầu của đề bài, cần phải đổi ra đơn vị nào
  • Đối với dạng bài tập đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn thì các chữ số hàng đơn vị sẽ luôn gắn liền với tên của đơn vị đó ở trong bảng điền, sau đó cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn vị cần đổi.
  • Điền dấu phẩy vào ngay sau đơn vị cần đổi và ghi kết quả vào bài làm.

>>Click tìm hiểu ngay: Dặm là gì? Một dặm bằng bao nhiêu m, km? Để dễ hình dung về độ dài khi xem các phim cổ trang.

Hướng dẫn cách đổi đơn vị đo chiều dài

Hướng dẫn cách đổi danh số phức

Hướng dẫn đổi danh số phức, đổi từ danh số phức sang danh số đơn và đổi ngược lại từ danh số đơn sang danh số phức. Tham khảo một số ví dụ trong bảng đổi đơn vị đo sau đây:

Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi
8m 5dm = … cm

= …mm

8 5 0 0 850cm

8500mm

7,086m = …dm…mm 7 0 8 6 70dm 86mm
63dm 5mm= …m 6, 3 0 5 6,305m

Tương tự như khi đổi danh số đơn, căn cứ theo số liệu mà để bài đã cho, các em học sinh sẽ lần lượt điền giá trị vào những ô tương ứng rồi căn cứ theo yêu cầu của đề bài mà đặt dấu phẩy ở vị trí nào cho phù hợp sau đó ghi kết quả cuối cùng.

Khi biến đổi từ danh số đơn sang danh số phức như trên chúng ta sẽ phân tích các chữ số và ô của các đơn vị tương ứng theo thứ tự trong bảng đo lường từ phải sang trái rồi dựa theo yêu cầu của để bài để lựa chọn các giá trị tương ứng với các đơn vị đo cần phải đổi.

Đổi đơn vị đo bằng cách lập bảng sẽ giúp cho các em học sinh có thể làm được nhiều bài tập liên quan đến đơn vị đo mà không sợ bị nhầm lẫn kết quả hoặc với cùng đề bài như vậy giáo viên có thể hỏi nhanh nhiều kết quả đổi khác nhau cùng 1 lúc để học sinh rèn luyện kỹ năng.

>>> Tìm hiểu thêm về bảng đơn vị đo diện tích đất của Việt Nam

Những vấn đề mà học sinh thường gặp phải khi đổi đơn vị đo độ dài

Khi đổi đơn vị đo độ dài,  các em học sinh thường gặp phải 4 vấn đề sau đây:

  • Học sinh không nắm được các ký hiệu viết tắt của đơn vị đo
  • Học sinh không tìm được ở trên thước độ dài của số đo
  • Bị hạn chế trong việc nắm bắt mối quan hệ giữa các đơn vị đo
  • Khi đổi đơn vị đo chiều dài hoặc những bài toán có sử dụng đơn vị đo chiều dài thì học sinh thường bị đổi sai  và gặp nhiều lúng túng.

Với bài viết trên đây, các bạn chắc hẳn có thể dễ dàng đổi được đơn vị đo. Với phương pháp học tập này, các bạn sẽ tiến bộ một cách rõ rệt trong học tập.

Facebook Comments Box
3/5 - (2 bình chọn)

Bài liên quan