Thời kỳ các em học sinh cấp 3 là giai đoạn vô cùng quan trọng. Đây là một trong số những giai đoạn giáo dục đặc biệt các em đang ở độ tuổi vô cùng nhạy cảm. Ở nước ta độ tuổi cấp 3 là từ 16 – 18 tuổi. Việc nhồi nhét kiến thức, để các em có lựa chọn ngành học theo kỳ vọng hay là phải học thêm rất nhiều để chạy theo các bạn là điều vô cùng khó khăn, làm các em cảm thấy áp lực rất nhiều.

Học thêm và tương lai nghề nghiệp

Việc cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt là một trong những áp lực đối với các em học sinh, sinh viên. Hiện nay thế giới ngày càng phát triển chúng ta cần phải đảm bảo cho bản thân những kiến thức của mình theo kịp với sự phát triển tiến bộ của xã hội. Vì vậy mà việc yêu cầu đối với người học ngày càng không còn là những kiến thức cơ bản mà cần phải nâng cao để có thể hiểu cũng như là phát huy được những tiến bộ đó.

Việc học thêm của các em học sinh cấp 3 hiện nay là điều hoàn toàn dễ hiểu khi các em vừa phải đối phó với những chương trình học trên lớp vừa chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào các đơn vị đào tạo cao đẳng, đại học. Đây cũng là cách để các em chuẩn bị cho tương lai của bản thân để có thể theo đuổi ước mơ, lựa chọn nghề nghiệp cho mình.

Học thêm

Thông thường các em hay học thêm những môn học chính, phục vụ cho việc lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên cũng có những trường hợp các em học thêm những môn năng khiếu để hoàn thiện bản thân cũng như là có thể làm cho cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Các môn năng khiếu các em hay học như là: Đàn, nhảy, hát, võ, …..

Những áp lực cho việc học thêm ở độ tuổi cấp 3

Tuy học thêm có thể giúp các em củng cố kiến thức, có thể đáp ứng được nhu cầu trong tương lai nhưng học thêm quá nhiều khiến các em cảm thấy bị áp lực. Ở độ tuổi học cấp 3 các em vẫn có những quyền lợi vui chơi, thư giãn,…. Việc học thêm chiếm hầu hết thời gian của tất cả các em nên việc các em cảm thấy chán nản, áp lực, sợ học là điều vô cùng dễ hiểu.

Có những trường hợp khi các em chịu nhiều áp lực dẫn đến việc trầm cảm có những suy nghĩ tiêu cực. Đặc biệt là khi các em phải học tập theo mong muốn của các bậc phụ huynh, điều này làm các em không có hứng thú học, rất dễ dẫn đến các hành động phản kháng, các hành động quá khích.

Việc học thêm vừa mang lại cái lợi cũng mang lại cái hại. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh, các bậc thầy cô phải có sự điều tiết phù hợp đan xen để các em có thể được nghỉ ngơi, được thư giãn, để vui chơi,… cho phù hợp với độ tuổi cũng như là cần phải có những buổi nói chuyện tâm sự để giúp các em giải tỏa những áp lực những khó khăn trong cuộc sống.

Facebook Comments Box
Rate this post

Bài liên quan